. WB nhận định nếu được thực hiện, TPP sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam khoảng 30,1%, từ Nhật Bản khoảng 23,2% và từ Malaysia khoảng 20,1% so với khi không có TPP. Trong khi đó, Nhật Bản – một nhà xuất khẩu lớn các linh kiện điện tử – có triển vọng thu lợi lớn từ TPP do thỏa thuận này sẽ giảm 87% thuế đối với các sản phẩn công nghiệp ở 11 quốc gia khác
Dây chuyền may hàng xuất khẩu . (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Hãng tin Kyodo dẫn một đánh giá mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP ) sẽ nâng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia vào năm 2030 lên hai con số.
WB nhận định nếu được thực hiện, TPP sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam khoảng 30,1%, từ Nhật Bản khoảng 23,2% và từ Malaysia khoảng 20,1% so với khi không có TPP.
WB còn dự đoán rằng TPP sẽ giúp đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng dệt may và phụ kiện của Việt Nam. Trong khi đó, Nhật Bản – một nhà xuất khẩu lớn các linh kiện điện tử – có triển vọng thu lợi lớn từ TPP do thỏa thuận này sẽ giảm 87% thuế đối với các sản phẩn công nghiệp ở 11 quốc gia khác.
Ngoài ra, đà tăng trưởng mạnh giá trị xuất khẩu vẫn duy trì ở hai quốc gia châu Á khác, 9% đối với Brunei và 7,5% đối với Singapore.
Còn ngoài khu vực châu Á, xu thế tăng kim ngạch xuất khẩu hai con số được dự đoán cho New Zealand là 12,8% và cho Peru là 10,3%./.
Đầu tư của EBRD vào Trung Á đạt kỷ lục 1,5 tỷ USD năm 2015
Bà Natalia Khanjenkova, Giám đốc điều hành EBRD. (Nguồn: ebrd.com)
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) ngày 13/1 thông báo đã đầu tư số tiền kỷ lục 1,4 tỷ euro (khoảng 1,5 tỷ USD) vào Trung Á trong năm ngoái, tăng gần gấp đôi so với tổng mức đầu tư 803 triệu euro vào 71 dự án hồi năm 2014, đồng thời nâng tổng số vốn EBRD “rót” vào khu vực này đến nay lên trên 10 tỷ euro (10,84 tỷ USD).
Lượng vốn đầu tư lớn nhất của EBRD vào khu vực Trung Á tập trung chủ yếu ở Kazakhstan với 708,6 triệu euro (hơn 767,8 triệu USD), tăng từ mức 567,5 triệu euro trong năm 2014.